công trình “Nhà hát Cao Văn Lầu”

Nhà hát Cao Văn Lầu. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nón là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Từ trong thơ ca, âm nhạc, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ.

công trình “Nhà hát Cao Văn Lầu”

Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao… chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Nón có nhiều loại, nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh mai hơn… tất cả đều để che chắn cho những con người sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Ngoài chức năng che nắng, che mưa, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo.

Nón lá không chỉ mang một nét rất riêng của người Việt mà trong từng mỗi sản phẩm do mỗi con người làm nên trên từng vùng miền của đất nước lại mang những sắc nét văn hóa và những tâm tư riêng. Bởi vậy, con người Việt Nam có tình cảm sâu sắc và gắn bó với chiếc nón lá giản dị dù gặp nó ở bất cứ đâu trên trái đất này. Nhà hát Cao Văn Lầu

Nhà hát Cao Văn Lầu

Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, má lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ… Người ta đội nón làm đồng, đi chợ, chơi hội, đi chơi, đi du lịch…

Nhà hát Cao Văn Lầu. Tại quê hương Bạc Liêu – một mảnh đất thân thương yêu dấu sẽ tổ chức một sự kiện mà tất cả những người dân Bạc Liêu nói riêng và cả nước nói chung náo nức chào đón là sự kiện: “Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ I được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu” theo đó các cấp chính quyền từ Tỉnh đến địa phương, các tổ chức đã lên các phương án chuẩn bị một cách tốt nhất từ khâu tổ chức phục vụ, cơ sở vật chất, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm nặng nề, khó khăn nên ngay từ khi chuẩn bị sự kiện,

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tin tưởng giao nhiệm vụ này cho Ban Quản lý dự án xây dựng Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Bạc Liêu (Ban QLDA tỉnh Bạc Liêu) làm chủ đầu tư quản lý thực hiện những công trình trọng điểm như: Công trình Trung tâm Triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu, Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm, Quảng trường Hùng Vương bao gồm các dự án khác làm tăng vẽ mỹ quan kiến trúc kết hợp với những Hệ thống cây xanh, Sân phun nước nghệ thuật, Hệ thống đèn pha cao áp, Hệ thống thông tin màn hình Led, phảng phất đồng giọng từ bài “ Dạ cổ hoài lang”  đó là công trình: Biểu tượng tỉnh Bạc Liêu ( cây đàn kìm ), một biểu tượng, một hình tượng đã đi vào lòng người.

Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật: công trình “Nhà hát Cao Văn Lầu”

được xây dựng với tổng diện tích 2.262m2 được chia làm 3 khối có hình trụ tròn, mái hình chiếc nón lá hướng vào nhau, chiều cao nón lớn nhất là 24,25m, đường kính nón lớn nhất là 45,15m, mái được làm bằng tấm composite màu chiếc nón lá.

công trình “Nhà hát Cao Văn Lầu”

công trình “Nhà hát Cao Văn Lầu”

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]